Nghe đọc

Vua Tự Đức (1829-1883) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Thì. Ông là con của Vua Thiệu Trị và Thái hậu Từ Dũ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã tỏ ra là người cực kỳ hiếu thảo, ham học, được Vua cha rất yếu quý. 

Theo các tư liệu lịch sử, trong suốt 36 năm làm Vua của mình, dù rất bận với công việc triều chính, nhưng cứ ngày lẻ Vua thiết triều, còn ngày chẵn vào chầu cung thăm nom mẹ, không khi nào chểnh mảng. 

Vua Tự Đức (1829-1883) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Thì. Ông là con của Vua Thiệu Trị và Thái hậu Từ Dũ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã tỏ ra là người cực kỳ hiếu thảo, ham học, được Vua cha rất yếu quý.
Vua Tự Đức (1829-1883) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Thì. Ông là con của Vua Thiệu Trị và Thái hậu Từ Dũ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã tỏ ra là người cực kỳ hiếu thảo, ham học, được Vua cha rất yếu quý.

Nhờ được mẹ (Thái hậu Từ Dũ) dạy dỗ nghiêm khắc ngay từ nhỏ, nên vua Tự Đức không vướng vào lối ăn chơi xa xỉ như nhiều Hoàng tử khác. Sử sách kể lại rằng một hôm rảnh việc nước, Vua đi săn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt không về được, trong khi chỉ còn hai ngày nữa có kị vua Thiệu Trị. Thấy Vua chưa về, Đức Từ Dũ nóng ruột, phải sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước.  

Biết làm Thái hậu lo lắng nên sau khi về đến cung lúc nửa đêm, nhà Vua vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dũ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng. Vua Tự Đức bèn lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi Ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, Đức Từ Dũ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: “Thôi! Tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị”.

Sau khi rời cung Gia Thọ, ngay trong đêm ấy, Vua đã thức rất khuya tại điện Cần Thành để thực hiện những điều mẹ dạy. Dù thể chất yếu đuối từ nhỏ, nhưng vua Tự Đức luôn siêng năng, cần mẫn, rất chăm lo triều chính. Thường Vua thiết triều rất sớm, từ canh Năm đã ngự trên ngai vàng nghe quần thần tâu sớ.

Vua Tự Đức là người đam mê văn chương từ nhỏ. Chính vì vậy, thời Tự Đức văn học rất phát triển, xuất hiện nhiều nhà thơ lớn. Bản thân Tự Đức cũng là một nhà thơ lớn. Theo thống kê, đương thời, Vua Tự Đức đã để lại tới 4000 tác phẩm văn học, qua đó, giúp ông trở thành vị Vua có nhiều sáng tác văn học nhất trong lịch sử.

Lời bàn:

Người xưa dạy, từ Thiên Tử đến thường dân đều lấy tu thân làm gốc. Mà hiếu thảo chính là nguồn gốc của đức hạnh, của sự tu thân. Thân là thiên tử, mỗi hành động và oai nghi cử chỉ đều làm gương cho thiên hạ cho dân chúng. Vua Tự Đức đã có sự cảnh tỉnh sám hối lỗi lầm để dâng roi xin Thái Hậu dạy dỗ. Đó cũng chính là lời nhắc nhở cho các thế hệ sau rằng làm người ai cũng có thể mắc sai lầm (kể cả là Vua) nhưng biết sai và sửa thì đó mới là điều đáng quý.