Dạy Con Làm Giàu – Tập 3. Phần 4: Ai Là Nhà Đầu Tư Lão Luyện. Chương 37: Một Nhà Đầu Tư Lão Luyện Suy Nghĩ Như Thế Nào?

Nghe đọc

“Giờ đây con đã hiểu tam giác C- Đ, vậy con có sẵn sàng xây dựng kinh doanh chưa?”, người bố giàu hỏi tôi.

“Hoàn toàn có bố ạ. Cho dù con cảm thấy hơi sợ một chút vì có nhiều thứ để nhớ quá,” tôi nói.

“Đó là điểm chính yếu. Một khi con xây dựng một doanh nghiệp thành công, con sẽ có những kỹ năng để xây dựng bao nhiêu doanh nghiệp con muốn. Con cũng sẽ có những kỹ năng phân tích các doanh nghiệp khác từ bên ngoài trước khi con quyết định đầu tư vào chúng.”

“Điều ấy trông có vẻ như chuỵện không tưởng đấy bố,” tôi đáp.

“Có thể lắm bởi vì con đang nghĩ đến việc lập những công ty lớn,” Người đáp.

“Dĩ nhiên rồi. Con sẽ làm giàu mà,” tôi nồng nhiệt trả lời.

“Muốn học được những kỹ năng cần có của tam giác C – Đ, con phải bắt đầu nhỏ. Ngay cả một chiếc xe đẩy bán bánh mì thịt hay một căn hộ cho thuê cũng đều phải cần tam giác C – Đ cho chính nó. Mỗi một yếu tố của tam giác C- Đ đều áp dụng cho cả những việc kinh doanh nhỏ bé nhất. Con sẽ phạm sai lầm. Nếu con biết học từ những sai lầm, con sẽ có khả năng xây dựng những việc kinh doanh mỗi lúc một quy mô hơn. Trong suốt quá trình đó, con sẽ trở thành nhà đầu tư lão luyện.”

“Có nghĩa là học hỏi cách xây dựng kinh doanh sẽ làm cho con trở thành nhà đầu tư lão luyện?”, tôi hỏi.

“Nếu con học được những bài học trong suốt quá trình và xây dựng kinh doanh thành công, con có thể trở thành nhà đầu tư lão luyện,” Người đáp.

“Kiếm được một triệu đô đầu tiên bao giờ cũng khó nhất, nhưng sau đó, mười triệu đô kế tiếp sẽ trở nên dễ dàng. Chúng ta hãy tìm hiểu xem những điều gì sẽ làm cho một doanh nhân thành công và một người đầu tư trở thành nhà đầu tư lão luyện.”

AI LÀ NHÀ ĐẦU TƯ LÃO LUYỆN?

Người bố giàu giải thích, “Nhà đầu tư lão luyện là một người đầu tư hiểu rõ từng quy tắc kiểm soát đầu từ. Nhà đầu tư lão luyện hiểu rõ và tận dụng các ưu thế của phía bên phải Kim tứ đồ. Ta sẽ giải thích chi tiết từng quy tắc kiểm soát đầu tư để con có thể hiểu được cách suy nghĩ của nhà đầu tư lão luyện.”

Mười quy tắc kiểm soát đầu tư

  • Kiểm soát chính mình
  • Kiểm soát thu / chi trên tài sản / nợ
  • Kiểm soát việc quản lý đầu tư
  • Kiểm soát về thuế
  • Kiểm soát khi nào nên bán và khi nào nên mua
  • Kiểm soát các giao dịch thông qua môi giới
  • Kiểm soát về hình thức kinh doanh, thời gian và đặc điểm
  • Kiểm soát các điều kiện, điều khoản hợp đồng
  • Kiểm soát nguồn tiếp cận thông tin
  • Kiểm soát về các hoạt động từ thiện và phân chia của cải

“Cần hiểu rõ là nhà đầu tư lão luyện có thể chọn không nhất thiết đạt đến cấp bậc đầu tư bên trong hay thực thụ. Thay vào đó, họ chỉ cần hiểu được ích lợi của mỗi quy tắc kiểm soát,” Người nói. “Họ càng có nhiều cách kiểm soát chừng nào thì cơ hội đầu tư của họ sẽ càng ít rủi ro chừng nấy.”

QUY TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #1 – KIỂM SOÁT CHÍNH MÌNH

“Kiểm soát quan trọng nhất mà con cần phải có là kiểm soát chính mình.” Điều đó quyết định sự thành công trong đầu tư của bạn và cũng là lý do tại sao mà tôi đã dành trọn phần 1 của quyển sách bàn về chủ đề này. Người bố giàu thường nói, “Không phải cơ hội đầu tư là rủi ro, mà chính bản thân người đầu tư mới là rủi ro.”

Ở trường hầu hết chúng ta đều được dạy để trở thành người lao động, được dạy chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất và phạm lỗi là một điều phải tránh. Chúng ta không được dạy về những hiểu biết tài chính. Do đó, bạn có thể cần nhiều thời gian và công sức để thay đổi nếp tư duy của mình và tích lũy sự hiểu biết tài chính.

Nhà đầu tư lão luyện biết rằng có nhiều câu trả lời đúng, biết quá trình học hỏi tốt nhất là phải kinh qua những sai lầm của mình, và sự hiểu biết tài chính là cốt lõi của mọi sự thành công. Họ biết rõ tình trạng tài chính của mình, và họ biết mỗi quyết định tài chính của mình sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình trạng tiền bạc của họ.

Để trở nên giàu có, bạn phải tự huấn luyện cho mình cách suy nghĩ như một người giàu.

QUỴ TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #2 – KlỂM SOÁT THU / CHI TRÊN TÀI SẢN / NỢ

Sự kiểm soát này được phát triển qua sự hiểu biết về tiền bạc. Người bố giàu đã dạy tôi ba cấu trúc tiền bạc của người nghèo, người trung lưu và người giàu. Ngay từ nhỏ, tôi đã quyết định phải có cấu trúc tiền bạc của người giàu.

Đây là cấu trúc tiền bạc của người nghèo:

Người nghèo chi tiêu mỗi đồng thu nhập kiếm được – họ không có tài sản và cũng không mắc nợ.

Đây là cấu trúc tiền bạc của người trung lưu:

Những người trung lưu càng tích lũy nhiều nợ hơn khi họ thành công hơn. Lương tăng cho phép họ có thể vay ngân hàng được nhiều hơn cho các hạng mục sinh hoạt như ô tô, nhà nghỉ mát, du thuyền, v..v… Thu nhập từ lương họ dùng để trang trải các chi phí sinh hoạt và trả nợ tiêu dùng.

Khi thu nhập tăng, nợ của họ càng tăng.

Còn đây là cấu trúc tiền bạc của người giàu:

Người giàu sở hữu nhiều tài sản làm việc lại cho họ. Họ có khả năng kiểm soát chi phí và tập trung tích lũy hay xây dựng tài sản. Các doanh nghiệp của họ trả phần lớn các chi phí cho họ, và họ có rất ít nợ tiêu dùng.

Bạn cũng có thể có một cấu trúc tiền bạc hỗn hợp giữa 3 cấu trúc này. Bản tóm tắt tài chính của bạn sẽ nói lên được điều gì? Bạn có khả năng kiểm soát các chi phí của bạn không?

Mua Tài Sản Chứ Không Mua Nợ

Nhà đầu tư lão luyện mua những tài sản đem lại thu nhập cho mình, vấn đề chỉ đơn giản như thế.

Biến Chi Phí Cá Nhân Thành Chi Phí Kinh Doanh

Nhà đầu tư lão luyện biết rằng các doanh nghiệp được phép trừ các chi phí kinh doanh bình thường và cần thiết vào doanh thu của doanh nghiệp. Dĩ nhiên, không phải chi phí nào cũng được phép khấu trừ.

Hãy xem xét các chi phí cá nhân và kinh doanh của bạn cùng với các nhà tư vấn tài chính và thuế vụ để có thể tối đa hóa các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ trong kinh doanh. Dưới đây là một số thí dụ về chi phí cá nhân có thể được khai là chi phí kinh doanh một cách hợp pháp:

Trên đây là một số ví dụ về các loại chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ của các chủ doanh nghiệp. Những chi phí này sẽ không đựợc phép khấu trừ giảm thuế thu nhập của người làm công. Các chi phí của bạn phải có đầy đủ các chứng từ hợp lệ và sử dụng cho các mục đích kinh doanh hợp pháp. Bạn có thể nghĩ những chi phí cá nhân nào của bạn hiện tại được phép khấu trừ thành chi phí kinh doanh nếu bạn đang kinh doanh hay không?

QUY TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #3 – KIỂM SOÁT VIỆC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

Nhà đầu tư bên trong thường là người có khả năng kiểm soát này vì nhà đầu tư đó sở hữu quyền kiểm soát các quyết định quản lý liên quan đến đầu tư. Nhà đầu tư bên trong bao gồm chủ doanh nghiệp, hoặc thành viên hay cổ đông nắm giữ số lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp đủ cho phép họ tham gia vào hội đồng quản trị.

Những kỹ năng học được qua quá trình xây dựng kinh doanh thành công bằng cách áp dụng tam giác C- Đ rất quan trọng đối với các nhà đầu tư ở cấp bậc này.

Tam giác C - Đ
Tam giác C – Đ

Một khi có những kỹ năng này, nhà đầu tư có thể phân tích và đánh giá hiệu quả quản lý của những cơ hội đầu tư tiềm năng khác. Nếu việc quản lý được coi là thỏa mãn và thành công, nhà đầu tư sẽ tự tin hơn khi đầu tư vào các cơ hội này.

QUY TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #4 – KIỂM SOÁT VỀ THUẾ

Nhà đầu tư lão luyện có kiến thức về thuế nhờ tự học hoặc học hỏi từ các nhà tư vấn giỏi. Phía bên phải Kim tứ đồ có nhiều ưu thế về thuế mà nhà đầu tư lão luyện có thể tận dụng để giảm thuế thu nhập hoặc hoãn trả thuế bất cứ khi nào được phép.

Ở Mỹ, những người thuộc các nhóm phía bên phải Kim tứ đồ có nhiều ưu thế về thuế mà các nhóm phía bên trái không được phép. Có ba ưu thế về thuế như sau:

  1. Thuế ‘bảo hiểm xã hội’ KHÔNG đánh trên thu nhập thụ động và thu nhập từ danh mục đầu tư, nhưng đánh trên thu nhập từ sức lao động.
  2. Có thể hoàn trả thuế đến vô thời hạn bằng cách tận dụng những quy định cho phép liên quan đến bất động sản và sở hữu doanh nghiệp.
  3. Công ty cổ phần có thể trả một số chi phí bằng thu nhập trước thuế, trong khi người nhóm L phải trả bằng thu nhập sau thuế. Một số ví dụ được trình bày trong Quy tắc Kiểm soát đầu tư số 2.

Nhà đầu tư lão luyện nhận thấy mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang đều có những quy định thuế khác nhau, và họ có thể chuẩn bị trước để chuyển các hoạt động kinh doanh của mình đến những nơi mà họ có thể đạt được mục tiêu của mình nhiều nhất.

Nhận thấy thuế là chi phí lớn nhất đối với các nhóm L và T, nhà đầu tư lão luyện tìm cách giảm thu nhập của mình để giảm thuế và tăng vốn đầu tư. Xem ví dụ trong Quy tắc Kiểm soát đầu tư 7.

QUY TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #5 – KIỂM SOÁT KHI NÀO NÊN BÁN VÀ KHI NÀO NÊN MUA

Nhà đầu tư lão luyện biết cách kiếm tiền trong mọi tình hình thị trường lên xuống.

Khi xây dựng kinh doanh, nhà đầu tư lão luyện rất kiên nhẫn. Tôi gọi tính kiên nhẫn này là “sự kềm hãm các thỏa mãn cá nhân”. Một nhà đầu tư lão luyện hiểu rằng sự giàu có thực sự chỉ xảy ra sau khi cơ hội đầu tư hay doanh nghiệp của họ có lời và sang nhượng lại cho người khác hoặc được cho phép phát hành cổ phiếu.

QUY TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #6 – KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH THÔNG QUA MÔI GIỚI

Khi nhà đầu tư lão luyện hoạt động như nhà đầu tư bên trong, họ có thể quyết định một cơ hội đầu tư nên bán đi hay phát triển như thế nào.

Khi đầu tư vào các công ty khác từ bên ngoài/ nhà đầu tư lão luyện theo dõi sát các khoản đầu tư của mình và đặt lệnh cho người môi giới phải bán hay mua theo ý mình.

Ngày nay, nhiều người đầu tư chỉ dựa vào những người môi giới để biết khi nào nên bán hoặc mua. Và đó chính là lý do mà họ không phải là những nhà đầu tư lão luyện.

QUY TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #7- KIỂM SOÁT VỀ HÌNH THỨC KINH DOANH, THỜI GIAN VÀ ĐẶC ĐIỂM

“Sau sự kiểm soát chính mình, sự kiểm soát về 3 yếu tố – hình thức kinh doanh, thời gian và đặc điểm đứng hàng quan trọng thứ nhì,” người bố giàu thường nhắc đi nhắc lại như thế. Để có thể kiểm soát các yếu tố này, bạn cần phải có kiến thức về luật thuế, doanh nghiệp và chứng khoán.

Người bố giàu hiểu rằng nếu chọn một hình thức kinh doanh đúng, có tài khóa phù hợp và chuyển thu nhập từ lương thành thu nhập thụ động và đầu tư sẽ đem lại cho Người sự giàu có. Điều đó, cộng với khả năng đọc hìểu báo cáo tài chính cũng như suy nghĩ bằng ‘báo cáo tài chính’ đã giúp Người xây dựng nên vương quốc của mình một cách nhanh chóng.

Để minh họa sự ích lợi khi biết lập kế hoạch trên cơ sở 3 yếu tố này, chúng ta hãy thử xem xét các tình huống sau đây của anh James và chị Cathy.

Trường hợp I

James và Cathy là chủ một nhà hàng nhưng không đứng quản lý trực tiếp. Hai người đã chọn hình thức kinh doanh cá thể. Họ có 2 đứa con. Thu nhập ròng từ nhà hàng là 60.000 đô. Hai người chỉ có một báo cáo tài chính như sau:

Trường hợp 2

James và Cathy tìm gặp các chuyên viên thuế và tài chính để lập kế hoạch cơ cấu kinh doanh nhằm tối đa hóa lưu lượng tiền mặt và giảm thiểu mức thuế thu nhập của mình.

James và Cathy giờ đây sở hữu hai doanh nghiệp: một làm chủ nhà hàng, và một làm chủ tòa nhà cho thuê làm nhà hàng.

James là tổng giám đốc của cả 2 doanh nghiệp.

Họ có 2 đứa con. Giờ đây, họ có 3 bản báo cáo tài chính.

Ích lợi khác nhau như thế nào giữa 2 trường hợp?

Khi James và Cathy lập ra 2 công ty TNHH theo kế hoạch của các chuyên viên thuế và tài chính đề nghị:

  1. Họ có thể chuyển một số chi phí cá nhân của mình thành chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ như bảo hiểm y tế, phí tư vấn luật/kế toán, học phí, một phần chi phí nhà và đi lại.
  2. Họ có thể tiết kiệm không đóng thuế một khoản $7.885.
  3. Họ có thể bỏ $12.000 vào quỹ hưu trí.
  4. Vẫn có thể thực hiện được 2 và 3 cho dù thu nhập cá nhân của họ giảm bằng 0.
  5. Họ có thể bảo vệ tài sản cá nhân của mình bằng hình thức công ty TNHH: 1 công ty do James sở hữu 100% và 1 công ty do Cathy sở hữu 100%.

* Tổng thuế: $6.315

Bây giờ chúng ta hãy so sánh trường hợp 1 và trường hợp 2:

Kết quả cuối cùng từ kế hoạch tài chính của James và Cathy là họ tăng thêm lợi nhuận một khoản $7.885 nhờ giảm thuế thu nhập. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là họ bảo vệ được tài sản của mình bằng cách sử dụng hình thức công ty TNHH.

Hai ví dụ trên khá đơn giản và chỉ nhằm mục đích minh họa. Điều hết sức quan trọng cần lưu ý là bạn phải tìm tư vấn về thuế và luật trước khi hoạch định và xây dựng một kế hoạch tài chính cho mình. Bạn cần phải xem xét nhiều vấn đề phức tạp để chắc chắn những gì bạn làm đều hợp pháp.

Những con số trên trông quá phức tạp đối với tôi, cho nên tôi đưa thêm trên đây những sơ đồ đơn giản mà người bố giàu đã vẽ và giải thích cho tôi về những công ty nhà hàng và địa ốc của mình. Có thể những sơ đồ ấy giúp bạn nắm được vấn đề nhanh hơn.

NHIỀU KIỂM SOÁT HƠN CHỨ KHÔNG ÍT HƠN

Người bố giàu nói, “Một khi con có thể nghĩ được bằng báo cáo tài chính một cách tự động, con có thể vận hành nhiều công ty cùng lúc cũng như đánh giá nhanh các cơ hội đầu tư khác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là con sẽ đạt được rất nhiều cách kiểm soát cuộc sống tài chính của con và kiếm tiền nhiều hơn.”

Tôi nhìn vào sơ đồ rồi nói, “Chi phí của bố đi đến nơi mà bố kiểm soát. Trong trường hợp này, công ty-nhà hàng trả tiền thuê nhà cho công ty địa ốc của bố.”

Người bố giàu gật đầu rồi hỏi, “Về mặt kỹ thuật, ta đang làm gì thế?”

“Bố đang chuyển thu nhập từ sức lao động trong công ty-nhà hàng thành thu nhập thụ động trong công ty địa ốc. Nói cách khác, bố đang tự trả cho chính mình.”

“Và đó chỉ mới là điểm bắt đầu con ạ,” Người nói. “Thế nhưng, ta muốn con lưu ý từ đây là con cần phải có những tư vấn về thuế và kế toán giỏi nhất. Thường đây là chỗ mà các nhà đầu tư không chuyên gặp khúc mắc. Họ có vấn đề bởi vì cơ cấu kinh doanh trong sơ đồ đơn giản mà ta vẽ cho con thấy có thể được làm một cách hợp pháp, và có thể bất hợp pháp. Phải luôn luôn có mục đích kinh doanh thực sự trong mỗi giao dịch giữa các công ty, và những vấn đề sở hữu theo nhóm kiểm soát cần phải được xem xét khi con nắm giữ các cổ phiếu trong nhiều công ty. Kiếm tiền hợp pháp không khó, cho nên con hãy mướn những chuyên viên tư vấn giỏi nhất, mà qua đó con sẽ học hỏi được nhiều hơn làm thế nào mà người giàu mỗi lúc một giàu hơn một cách hợp pháp.”

QUY TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #8 – KIỂM SOÁT CÁC ĐIỀU KIỆN, ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG

Nhà đầu tư lão luyện có khả năng kiểm soát các điều kiện, điều khoản hợp đồng chỉ khi nào họ nằm ở bên trong một cơ hội đầu tư. Chẳng hạn, khi tôi dùng lợi nhuận thu được từ việc bán nhiều căn hộ nhỏ để mua một khu chung cư, tôi sử dụng điều luật về giao dịch 1031 của Mỹ để hoãn trả thuế đánh trên lợi nhuận đó. Tôi không phải trả thuế ngay bởi vì tôi đã kiểm soát được các điều kiện của hợp đồng mua bán đó.

QUY TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #9 – KIỂM SOÁT NGUỒN TIẾP CẬN THÔNG TIN

Khi hoạt động như một nhà đầu tư bên trong, nhà đầu tư lão luyện có khả năng kiểm soát nguồn tiếp cận thông tin. Ở đây, các nhà, đầu tư cần phải nắm rõ các quy định luật pháp về đầu tư nội gián để tránh rơi vào tình huống bất hợp pháp.

QUY TẮC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ #10 – KIỂM SOÁT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN VÀ PHÂN CHIA CỦA CẢI

Nhà đầu tư lão luyện nhận thấy trách nhiệm xã hội trong sự giàu có của mình và đóng góp ngược lại cho xã hội thông qua hình thức các hoạt động quyên góp từ thiện. Hình thức đóng góp khác có thể là tạo ra công ăn việc làm, giúp phát triển nền kinh tế trong ngành hay cả nước.

Mời các bạn đón đọc thêm: